Trang chủ » TƯ DUY PHẢN BIỆN – BẠN LÀM CHỦ ĐƯỢC HAY CHƯA?

TƯ DUY PHẢN BIỆN – BẠN LÀM CHỦ ĐƯỢC HAY CHƯA?

  • admin 

Ngày nay, tư duy phản biện đang càng ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng và cần thiết trong cả công việc lẫn đời sống của con người. Nhưng, liệu có phải tất cả chúng ta đều đã hiểu rõ về loại tư duy này? Những lợi ích mà tư duy phản biện đem lại là gì và làm thế nào để rèn luyện đúng phương pháp? Các bạn hãy cùng khám phá bài viết này để được giải đáp những thắc mắc trên và tìm hiểu thêm những thông tin bổ ích mà I-HR đem đến nhé. 

Tư duy là gì?

Trước tiên, tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. 

Tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện (tên Tiếng anh là critical thinking) là quá trình con người tổng hợp các thao tác phân tích, đánh giá một thông tin, sự việc ở góc nhìn đa chiều để làm sáng tỏ tính chính xác của thông tin, bản chất sự việc đó. Đây là một loại tư duy được khai sinh bởi nhà triết gia học nổi tiếng thời Hy Lạp cổ đại – Socrates – một người đã áp dụng phương pháp “vấn – đáp” với bất cứ ai ông gặp để hiểu rõ về sự thông thái.

Vai trò của tư duy phản biện

Có thể xét vai trò của tư duy phản biện trong ba khía cạnh lớn là: trong công việc, trong xã hội và trong đời sống giao tiếp hàng ngày của con người.

Trong xã hội, con người thường xuyên phải sử dụng tư duy phản biện ở nhiều lĩnh vực. Bởi mỗi sự vật, hiện tượng xảy ra đều đòi hỏi con người cần phải tìm hiểu, phân tích, đánh giá để hiểu đúng bản chất của nó. Ví dụ, việc tội ác trong đời sống xã hội ngày càng thể hiện sự phức tạp, leo thang đòi hỏi phải có sự kiến giải, phân tích và hướng giải quyết của các nhà xã hội học, tâm lý học, tội phạm học.

Còn trong công việc, người làm chủ được kỹ năng tư duy phản biện thường có tư duy logic, lập luận và sự hiểu biết cao, họ không ngại việc đưa ra quan điểm cũng như suy nghĩ cá nhân trước một vấn đề phức tạp nào đó và luôn biết cách bảo vệ lập luận của mình. Trong đời sống giao tiếp hàng ngày, họ cũng luôn có những suy nghĩ, quan điểm cá nhân rất nổi trội và thú vị trước mọi vấn đề, thể hiện qua việc họ biết cách đặt các câu hỏi khéo léo, thông minh để cùng mọi người xung quanh làm sâu và chi tiết hơn về vấn đề nào đó.

Các phương pháp rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện

Điểm đặc biệt ở kỹ năng này đó chính là người sử dụng có thể rèn luyện và áp dụng tư duy phản biện ở bất kì khía cạnh nào trong đời sống mà không bị ràng buộc bởi các điều kiện. Vậy làm thế nào để mỗi người trong chúng ta có thể làm chủ kỹ năng này? Hãy khám phá một vài gợi ý dưới đây nhé.

1. Học cách nhìn nhận vấn đề toàn diện ở cả góc độ chủ quan lẫn khách quan.

Đứng trước một vấn đề, một nhận định hay một quan điểm, hay tập cách nhẫn nhịn với suy nghĩ, cảm xúc riêng của mình và đứng ở các góc độ khác nhau, dưới con mắt khác nhau của những người khác nhau để đưa ra ý kiến, quan điểm khác nhau.

2. Luôn đặt ra nghi vấn cho bản thân khi đứng trước một vấn đề và tìm kiếm câu trả lời cho những nghi vấn đó.

Khi tiếp cận một thông tin, một quan điểm nào đó, người tiếp nhận cần phải tự đặt và tự trả lời những câu hỏi như: Thông tin này đến từ nguồn nào? Thông tin này có cần thiết không? Đối với người khác, thông tin sẽ đem lại cảm giác như nào?… Việc này sẽ tạo cơ sở rèn luyện kỹ năng xử lý thông tin và hình thành góc nhìn đa diện về vấn đề – đây là một trong những thao tác cơ bản của tư duy phản biện.

3. Xây dựng lối tư duy ngược

Hiểu đơn giản, tư duy ngược là lật lại vấn đề theo hướng ngược lại hoặc đối lập với thực tiễn mà nó xảy ra. Tư duy ngược có thể không đem lại kết quả làm hài lòng, tuy nhiên chúng giúp chúng ta khẳng định nhận định còn lại là đúng. Áp dụng tư duy ngược trong tư duy phê phán chính là cách nhanh chóng để tìm ra những lỗ hổng, mặt trái của vấn đề và đấu tranh chống lại chúng

4. Triệt để sử dụng dẫn chứng thực tế như phương tiện tiên quyết của tư duy phản biện

Việc sử dụng dẫn chứng thực tế chứng tỏ người đưa ra lập luận phê phán thật sự có hiểu biết về vấn đề được tìm hiểu, cũng như biết cách ứng dụng chúng sao cho phù hợp với đặc thù công việc. Trong một cuộc tranh luận, tính xác thực của dẫn chứng sẽ là cơ sở đảm bảo tiên quyết nhất, càng nhiều dẫn chứng xác đáng càng giúp cho lập luận phản biện trở nên có sức nặng hơn.

5. Hạn chế sự thỏa hiệp khi tranh luận

Việc hạn chế thỏa hiệp không đồng nghĩa với cố chấp rằng một bên đúng, một bên sai trong cuộc tranh luận. Sự hạn chế này cần phải được thực hiện trên tinh thần văn minh, xây dựng; đồng thời luận điểm phản biện cũng cần được bảo vệ bởi hệ thống luận cứ, dẫn chứng rõ ràng. Nói cách khác, chỉ thỏa hiệp khi vấn đề đã thật sự được sáng tỏ, được các bên đồng ý sau quá trình tư duy phức tạp.

6. Kiên trì, bền bỉ đồi đắp kinh nghiệm sống cho bản thân

Người luyện tập cần tích cực mở rộng tầm hiểu biết của mình thông qua kiến thức học tập trên lớp và kiến thức xã hội (qua sách báo và các phương tiện truyền thông), đồng thời tham gia các hoạt động ngoại khóa như là môi trường thực tiễn gần gũi giúp học sinh – sinh viên phát triển kỹ năng này. Đặc biệt, việc rèn luyện tư duy phê phán còn phải kết hợp với một số kỹ năng cơ bản khác như là nguồn hỗ trợ quý giá giúp tư duy phản biện thêm phần sắc bén, mạch lạc và có hệ thống hơn.

Đây cũng là thao tác cơ bản nhất trong việc rèn luyện kỹ năng tư duy phê phán mà mọi người đều nên thực hiện từ khi còn là học sinh, sinh viên. Nhận thức được tầm quan trọng của điều này, nền tảng i-HR – nền tảng Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm không chỉ hướng đến hai đối tượng là người lao động và các doanh nghiệp mà còn chú trọng đến đối tượng thứ ba là các cơ sở giáo dục đào tạo trên cả nước. Nhờ sự hợp tác với các cơ sở giáo dục, i-HR có khả năng cung cấp cho các bộ phận người lao động có nhu cầu đào tạo cơ hội được tiếp nhận những kiến thức nghề và kiến thức xã hội, mở mang hiểu biết và lối tư duy đi kèm với việc phát triển các kỹ năng cơ bản tại các cơ sở này trên khắp các tỉnh thành.

Ngoài các thông tin về các kỹ năng phát triển bản thân cũng như lời khuyên về các khoá học, các khóa đào tạo,… người dùng còn có thể tìm kiếm các công việc theo nhu cầu của bản thân thông qua công cụ tìm kiếm, hoặc để lại thông tin của mình trên công cụ khảo sát, phân luồng của i-HR để được kết nối với các nhà tuyển dụng.

Trên đây là bài viết về các phương pháp rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện mà i-HR muốn gửi tới các bạn. Mong rằng bài viết này sẽ đem lại những thông tin bổ ích cho bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *