Chuẩn bị hành trang thật chu đáo cho những kỹ thuật viên tương lai khi “gặp mặt” nhà tuyển dụng với top 6 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn của nhân viên kỹ thuật. Tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm nhân viên kỹ thuật
Trước hết bạn cần hiểu ngành kỹ thuật là một ngành khoa học vô cùng rộng lớn. Ngành nghề này được biết với nhiệm vụ thiết kế, xây dựng và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị điện tử, các hệ thống, các vật liệu.
Do vậy, nhân viên kỹ thuật là những người sẽ đảm nhiệm phần việc xây dựng và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống ấy. Tại các doanh nghiệp hay công ty, một kỹ thuật viên phải là người nắm bắt và điều hành mọi công việc liên quan tới máy móc, công nghệ. Trường hợp xảy ra những lỗi hỏng hóc sẽ phải kịp thời đưa giải pháp khắc phục sự cố.
Phân loại nhân viên kỹ thuật
Với phạm vi rất rộng lớn của ngành nghề này, ta có thể phân loại nhân viên kỹ thuật theo các phương diện như sau:
- Kỹ thuật cơ khí
- Kỹ thuật điện
- Kỹ thuật hoá học
- Kỹ thuật xây dựng
- Kỹ thuật hệ thống
- Kỹ thuật liên ngành tích hợp
>>Tham khảo thêm mô tả việc làm của nhân viên kỹ thuật tại đây.
Vấn đề tuyển dụng nhân viên kỹ thuật
Những năm gần đây, vấn đề tuyển dụng nhân viên kỹ thuật được quan tâm hàng đầu với sự ra đời của rất nhiều các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Đồng thời, với bối cảnh ổn định và chính sách thuận lợi của Chính phủ Việt Nam, các vốn đầu tư ngoài nước ngày càng tập trung “đổ” vào Việt Nam, thu hút số lượng lớn các công ty đa quốc gia và thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực kỹ thuật – công nghệ.
Tình hình chung đã dẫn đến việc các trường học và cơ sở đào tạo chú trọng phát triển ngành nghề này. Đây là cơ sở để nâng cao nguồn nhân lực, cung ứng đủ theo yêu cầu tuyển dụng cao của ngành kỹ thuật.
Top 6 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn
1. Bạn đã từng tham gia những dự án kỹ thuật nào? Với bạn thì đâu là dự án khó nhất?
Phỏng vấn nhân viên kỹ thuật nói riêng và phỏng vấn nói chung thì câu hỏi dạng kinh nghiệm làm việc luôn là câu hỏi được đặt ra đầu tiên đối với mọi ngành nghề khi phỏng vấn. Đây được coi là một trong những yêu cầu tiên quyết trong tuyển dụng. Thực tế, nhà tuyển dụng không quá quan tâm bạn làm được số liệu là bao nhiêu dự án. Mà cái họ quan tâm chính là tâm thế bạn vượt qua các dự án đó, nhất là những dự án khó với bạn.
Đồng thời, những bài học, những kinh nghiệm “xương máu” mà bạn trau dồi được sau khi thực hiện dự án, chính xác đó là điều mà doanh nghiệp muốn lắng nghe để có những nhận định về năng lực, kinh nghiệm công tác mà bạn đã kinh qua ở vị trí này. Vì vậy, hãy trang bị thật kỹ càng về dạng câu hỏi này nhé!
2. Bạn quan tâm đến lĩnh vực kỹ thuật nào nhất?
Tất nhiên, nhà tuyển dụng hoàn toàn biết được bạn đang ứng tuyển vào vị trí nào trong công ty hay doanh nghiệp của họ. Nhưng họ vẫn sẽ đặt ra những dạng câu hỏi như thế này để xác định rõ hơn về thế mạnh của bạn và sẽ có những phương án sắp xếp nhân sự sao cho hợp lý nhất.
Bạn đừng ngần ngại mà chia sẻ vấn đề này nhé, một lưu ý nhỏ đó là hãy lý giải vì sao bạn quan tâm và thích lĩnh vực kỹ thuật đó. Hình thức ghi điểm của bạn chính là yếu tố này.
3. Trong trường hợp, bạn có một dự án kỹ thuật cần xử lý gấp, bạn sẽ quản lý thời gian ra sao?
Đây chính xác là thước đo kỹ năng sắp xếp thời gian mà bộ phận tuyển dụng muốn test ở bạn. Vấn đề sắp xếp thời gian để thực hiện dự án phù hợp luôn là điều mà những nhà quản lý luôn để tâm đến khi giao việc cho nhân viên của mình.
Vì vậy, bạn hãy thực sự trau dồi kỹ năng này để trở thành một ứng viên “sáng giá” cho vị trí việc làm mà mình ứng tuyển.
4. Bạn làm cách nào để chuyển hóa những thuật ngữ chuyên ngành kỹ thuật thành ngôn ngữ bình thường? Hay nói cách khác là làm cách nào để những người ngoài lĩnh vực có thể hiểu?
Dù bạn làm ở bất cứ doanh nghiệp nào, làm tại bất kỳ vị trí nào thì đều phải có sự tương tác, phối hợp với các phòng ban khác nhau. Do vậy, kỹ năng giao tiếp là rất cần thiết để có thể truyền đạt thông tin, giải thích những vấn đề cho đồng nghiệp nắm được và cùng xác định hướng giải quyết.
Tiếp tục là một câu hỏi liên quan tới kỹ năng giao tiếp trong công việc, điều bạn cần chính hiểu được bạn thân mình cần truyền đạt điều gì sau đó sử dụng những từ đồng nghĩa, các trường từ vựng liên quan để đưa thông tin đến những người cần thiết.
5. Bạn có những cách thức nào để giảm thiểu rủi ro công việc đến mức thấp nhất?
Một câu hỏi liên quan đến kỹ năng giải quyết, xử lý vấn đề mà các nhà tuyển dụng thường xuyên đặt ra.. Đối với một lĩnh vực đặc thù phức tạp, cần sự tỉ mỉ, chi tiết như kỹ thuật thì đương nhiên cần phải có kỹ năng “vàng” trong khắc phục những sai sót.
Bởi thế, bạn hãy vận dụng hết những “võ” của mình để vượt qua dạng câu hỏi này nhé. Hơn hết, hãy cho bộ phận tuyển dụng của doanh nghiệp đó thấy được sự trách nhiệm cao trong giải quyết vấn đề công việc của bạn nhé!
6. Bạn làm thế nào để “bắt kịp” những công nghệ mới?
Sự phát triển không ngừng nghỉ của khoa học, công nghệ là điều khiến cho ngành kỹ thuật cần update kịp thời. Nếu bạn không phải một người nhạy bén với thời đại công nghệ thì bạn khó có thể làm tốt công việc này. Vì vậy, hãy lưu tâm đến kỹ năng “bắt kịp” công nghệ của mình, rèn luyện nó để đáp ứng được yêu cầu của các công ty, doanh nghiệp.
Tìm việc làm ở đâu thích hợp?
Bạn đang gặp khó khăn khi tìm việc làm phải không? Nhất là ngành kỹ thuật? Vậy tại sao bạn không trải nghiệm với chúng tôi – ứng dụng i-HR kết nối công việc chất lượng cao hàng đầu Việt Nam. Những doanh nghiệp tốt nhất đang chờ các bạn ứng tuyển. Hãy để chúng tôi đồng hành với các bạn.
Hãy lưu ý top những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn nhân viên kỹ thuật mà chúng tôi đã đề cập trong bài viết. Và có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho bản thân mình nhé!
Pingback: Nhân viên kỹ thuật là gì? Những điều cần biết về nhân viên kỹ thuật – i-HR Blog
Pingback: Sự chuẩn bị cho buổi phỏng vấn “đi vào lòng người” – i-HR Blog