Trang chủ » Học cách khống chế cảm xúc khi làm việc

Học cách khống chế cảm xúc khi làm việc

  • giahan 

Tất cả những cảm xúc thường có: vui, buồn, áp lực, bức xúc, mệt mỏi, …của con người đều rất dễ bộc lộ ra trong quá trình làm việc. Và lời khuyên rằng, bạn cần học cách khống chế cảm xúc tiêu cực của bản thân để đạt được những điều tốt đẹp hơn trong công việc. Cùng bật mí với i-HR nhé!

Khống chế cảm xúc là như thế nào?

Xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, con người sẽ bộc lộ ra những phản ứng tự nhiên. Và đó chính là cảm xúc. Những phản ứng thường được bộc lộ qua lời nói, thái độ, cử chỉ,…Qua đó, bạn có thể hiểu một cách đơn giản, khống chế cảm xúc chính là việc bạn loại bỏ được những phản ứng đó.

Ảnh: Hãy khống chế cảm xúc để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra

Điều chỉnh mọi suy nghĩ, hành động và thái độ của bản thân về mức cân bằng là điều bạn cần học mỗi khi đối diện với những tình huống làm nảy sinh cảm xúc tiêu cực. i-HR sẽ cùng các bạn khám phá.

Vì sao cần khống chế cảm xúc khi làm việc?

Việc khống chế cảm xúc tại nơi làm việc là vô cùng quan trọng. Điều này không phải ai cũng có thể thấu hiểu, do đó, mọi người thường chọn cách để cảm xúc “nổ” ra một cách tự nhiên. Nhưng sẽ không có gì đáng để chúng ta bàn nếu như đó là những cảm xúc tích cực.

Bạn có chắc rằng mọi cảm xúc của bạn tại nơi làm việc sẽ đều là tích cực hay không? Câu trả lời là không! Không ai có thể biết được chúng ta sắp đem tới loại cảm xúc gì. Vì vậy, khống chế cảm xúc, nhất là cảm xúc tiêu cực là rất quan trọng.

Thứ nhất, khống chế cảm xúc giúp tạo ra môi trường làm việc tốt đẹp

Một người có thể kiềm chế được cảm xúc tiêu cực và biết lan tỏa những cảm xúc tích cực sẽ mang lại một trường làm việc thân thiện. Hơn nữa, điều này còn giúp mối quan hệ của bạn cùng các đồng nghiệp và thậm chí là cấp trên trở nên vô cùng tốt đẹp.

Ảnh: Sự khống chế cảm xúc của mọi người sẽ đem lại môi trường làm việc vui vẻ nhất

Nơi làm việc với không khí hòa nhã, cởi mở sẽ là nơi mang đến động lực cho người làm việc, giúp họ nỗ lực hoàn thành và hoàn thành tốt những công việc được cấp trên giao phó.

Thứ hai, khống chế cảm xúc thể hiện phong thái làm việc chuyên nghiệp.

Không bị chi phối bởi những cảm xúc nhất thời, không hành độc bột phát để dẫn tới những hậu quả xấu…là điều mà một người có bản lĩnh và kinh nghiệm sẽ làm.

Khi bạn biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ có đủ sự bình tĩnh, đủ thời gian để nhìn nhận cặn cẽ mọi ngóc ngách của vấn đề. Và từ đó đưa ra những phương án xử lý công việc một cách đúng đắn, khoa học, xóa bỏ được những khó khăn, vương mắc. Đó chính là một người làm việc chuyên nghiệp.

Thứ ba, khống chế cảm xúc là điều cần thiết để đạt được thành công

Trong cuộc sống, con người cần biết kiềm chế sự tức giận, chán nản, căng thẳng,… Bởi điều đó giúp mọi người nắm bắt được những diễn biến tâm lý của bản thân, hiểu bản thân muốn gì và cần phải làm gì.

Hơn thế, người có kỹ năng kiềm chế cảm xúc tốt sẽ biết đặt mình vào vị trí của người khác để xem xét, nhìn nhận vấn đề chứ không để cảm xúc điều khiển mình. Và như vậy, bạn có thể dễ dàng đạt được thành công trong các mối quan hệ gia đình cũng như xã hội. 

Học cách khống chế cảm xúc

Nhìn nhận thực tế một cách khách quan nhất

Sự trăn trở trong công việc sẽ khiến tình trạng lo lắng, bất an của bạn sẽ xuất hiện. Và trước khi điều này bộ lộ ra, bạn hãy từ từ suy nghĩ để đánh giá tình hình thực tế.

Ảnh: Đừng tự áp đặt bản thân theo ý kiến của người khác, hãy tự nhìn nhận thực tế một cách khách quan

Lo lắng về tương lai? Đây là điều rất nhiều người đang cảm thấy đau đầu. Vậy việc của bạn là gì? Hãy ngồi suy nghĩ thật kỹ về điều gì nằm trong tầm kiểm soát của bạn và điều gì không trong tầm kiểm soát. Tiếp đó, bạn hãy thực sự tập trung vào những gì bạn đang kiểm soát được thay vì “đâm đầu” vào suy nghĩ về thứ mà bạn không thể kiểm soát.

Thêm một ví dụ nữa, bạn có thường bị căng thẳng bởi đánh giá của người khác về công việc của mình không? Bạn lo sợ rằng bạn không đạt được những gì kỳ vọng? Đó chỉ là những gì bạn tự áp lực lên chính mình mà thôi. Vậy nên hãy đánh giá tình hình một cách thực tế và khách quan hơn để điều chỉnh được cảm xúc của chính mình nhé!

Không đưa ra quyết định khi mất bình tĩnh

Nếu bạn nhận thấy rằng tâm trí bạn đang dần xuất hiện những cảm xúc tiêu cực, hãy tự tránh xa tình huống đó để tạo không gian riêng cho bản thân. Không gian đó dành cho bạn để khống chế cảm xúc. Có thể đi ra ngoài hít thở không khí, hoặc nhẹ nhàng đi dạo tại văn phòng.

Và nếu trong trường hợp bạn bắt đầu cảm thấy khó chịu với ai đó khi giao tiếp, hãy đừng ngần ngại mà đưa ra lời đề nghị rằng sẽ nói chuyện với họ sau để những cảm xúc của bạn được giải quyết riêng, tránh sự gay gắt, cãi vã.

Ảnh: Chú ý giữ bình tĩnh và tuyệt đối không đưa ra bất kỳ quyết định nào lúc nóng giận

Cố gắng tìm những cảm xúc tích cực từ cảm xúc tiêu cực và biến tiêu cực thành động lực

Chỉ một tình huống có phần khó khăn trong công việc thì hoàn toàn có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, mất kiểm soát, thậm chí là một tình huống xấu không đáng có. Do vậy hãy giữ một suy nghĩ thật tích cực trong tình huống đó.

Thay vì những suy nghĩ: Tôi không thể thuyết trình hay như bạn và có hành động né tránh những lần thuyết trình tiếp theo, bạn hãy thử nói với bản thân rằng: Tôi đã hoàn thành bài thuyết trình của mình và rằng lần sau bạn sẽ cố gắng hơn để bài thuyết trình thêm thu hút. Tất cả nằm ở suy nghĩ cũng như sự tự cải thiện suy nghĩ của chính bạn.

Nếu có một điều gì đó khiến bạn thấy hụt hẫng, thất vọng và căng thẳng, hãy nghĩ tới những điều bạn có thể làm để cải thiện nó. Tức là, hãy biến cảm xúc của bạn thành động lực để thay đổi, coi mỗi trở ngại là một cơ hội để phát triển.

Xem xét về môi trường làm việc

Mỗi môi trường làm việc sẽ có cách thức vận hành không giống nhau. Vì vậy, bạn không nhất thiết phải tỏ ra bất mãn hay chán nản, dẫn đến ảnh hưởng công việc, mà hãy tập trung đánh giá nhiều khía cạnh xem môi trường đó có phù hợp với bạn hay không. Tất thảy mọi lo lắng và áp lực tại đây có khiến công việc của bạn bị tụt lùi đi không hay nó vẫn có sự tiến triển?

Nếu thực sự môi trường không phù hợp với bản thân bạn, mọi sự việc đều khiến kết quả công việc của bạn không được khả quan thì hãy tính đến việc tìm kiếm môi trường khác phù hợp hơn.

Còn trong trường hợp đó là một môi trường tốt giúp bạn phát triển bản thân thì để giảm bớt những tiêu cực trong cảm xúc thì lời khuyên rằng bạn hãy tìm tới những người đồng nghiệp hoặc điều gì đó tại nơi làm việc khiến bạn thoải mái nhất. 

Ảnh: Môi trường, không gian làm việc sẽ đem đến cho bạn những cảm xúc tích cực hơn

Ngoài ra, bạn hãy để tâm đến việc tự tạo không gian làm việc thân thiện với chính mình. Bạn có thể trang trí bàn làm việc hoặc văn phòng với những bằng cách: Đặt những vật lưu niệm giúp gợi bạn nhớ về những kỷ niệm vui.  Tạo không gian làm việc có tổ chức và ngăn nắp, gọn gàng bởi sự bừa bộn có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng hơn. Đặt một hoặc hai bức ảnh của bạn bè, gia đình hoặc địa điểm khiến bạn cảm thấy vui vẻ. Và hãy tập trung sự chú ý của bạn vào bức ảnh đó khi bạn cần sự bình tĩnh. 

Trên đây là một vài điều giúp bạn học cách khống chế cảm xúc khi làm việc mà i-HR gợi ý cho bạn. Hy vọng đây là những điều hữu ích để bạn có thể rèn luyện chính mình, đem lại những kết quả tuyệt vời hơn trong quá trình bạn làm việc nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *