Trang chủ » Chăm sóc khách hàng – Nghe tưởng dễ mà không phải thế!

Chăm sóc khách hàng – Nghe tưởng dễ mà không phải thế!

  • giahan 

Bạn có nghe nói rằng nghề chăm sóc khách hàng chính là nghề “làm dâu trăm họ” không? Nhiều người truyền tai nhau là phải “mát” tính lắm mới có thể làm tốt công việc này đấy! Chúng tôi và các bạn cùng tìm hiểu vì sao vị trí việc làm này nghe tưởng dễ mà không phải thế nhé!

Như thế nào là một nhân viên chăm sóc khách hàng

Nói một cách dễ hiểu là người đại diện cho công ty, doanh nghiệp để giao tiếp với khách hàng. Những người làm vị trí công việc này thường xuyên giải đáp những câu hỏi và giải quyết các khiếu nại từ khách hàng.

Ảnh: Chăm sóc khách hàng liệu có phải một nghề “nghe tưởng dễ”

Mục đích chính là phục vụ sự trải nghiệm tốt nhất của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ mà công ty, doanh nghiệp cung cấp, mang lại sự hài lòng và thỏa mãn cho người sử dụng.

Thông thường, nhân viên chăm sóc khách hàng có thể làm việc dưới 2 hình thức:

  • Một là làm việc trực tiếp tại văn phòng công ty, doanh nghiệp
  • Hai là làm việc online đảm bảo chăm sóc trực tuyến qua nền tảng mạng xã hội, di động,…

Công việc cụ thể của chăm sóc khách hàng là gì?

Hiện nay, tất cả các công ty và doanh nghiệp đều có riêng một phòng chăm sóc khách hàng để đảm bảo tiếp nhận và giải quyết kịp thời những phản ánh, khiếu nại từ phía khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ cung cấp.

Phụ thuộc vào mặt hàng, loại dịch vụ mà công ty, doanh nghiệp cung cấp, bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ có những phần việc mang tính đặc thù riêng biệt. Song nhìn chung, những nhân viên thuộc phòng chăm sóc khách hàng sẽ thực hiện các công việc như sau:

Thứ nhất, tiếp nhận và giải quyết hoặc xin chỉ đạo giải quyết những phản ánh, khiếu nại của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ cung cấp.

Ảnh: Bộ phận chăm sóc khách hàng thường xuyên tiếp nhận và xử lý phản ánh, khiếu nại từ khách hàng

Thứ hai, hỗ trợ khách hàng xác định vấn đề và giải quyết vấn đề mà họ gặp phải.

Thứ ba, phối hợp với các bộ phận khác để đưa ra những kế hoạch kinh doanh, chiến lược quảng cáo, chương trình khuyến mại một cách cụ thể, chi tiết, phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Thứ tư, tạo dựng thước đo để đo lường và báo cáo mức độ hài lòng, chưa hài lòng của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ. Nhằm tạo ra những căn cứ thực tiễn để công ty, doanh nghiệp khắc phục những điểm yếu, phát triển những điểm mạnh của sản phẩm.

Thứ năm, chủ động quan tâm, liên hệ với khách hàng, đặc biệt là những khách hàng thân thiết để thu thập được các thông tin cần thiết, làm cơ sở xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng trong những giai đoạn tiếp theo.

Trang bị những gì để có thể làm công việc này.

Không chỉ riêng chăm sóc khách hàng, mọi ngành nghề đều cần thiết phải có sự chuẩn bị nghiêm túc để đủ hành trang bắt đầu công việc một cách hiệu quả nhất.

Kỹ năng cần thiết

  • Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng hàng đầu để giúp bạn có thể giao tiếp được với khách hàng của mình.
  • Kỹ năng xử lý vấn đề là kỹ năng quan trọng tiếp theo vì như bạn đã biết, công việc của người làm nghềnày chính là tiếp nhận khiếu nại, phản ánh để giải quyết thỏa đáng những vấn đề của khách hàng.
  • Kỹ năng làm việc dưới áp lực cao. Đây là nghề mà người ta thường ví von “làm dâu trăm họ”, chịu áp lực vô cùng lớn từ cấp trên, từ KPI và đặc biệt là khách hàng. Nếu trong trường hợp gặp phải những khách hàng khó tính thì quả thực rất khó để giải quyết ổn thỏa.  
  • Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng cần thiết không chỉ riêng với vị trí, việc làm này. Chăm sóc khách hàng luôn cần phối hợp với các bộ phận khác trong công ty, doanh nghiệp để giải quyết những vấn đề cho khách hàng và đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tốt hơn.

>> Tham khảo ngay Top 7 kỹ năng tạo nên một nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

Kiến thức chuyên môn

Thông thường, nhà tuyển dụng khi làm bản mô tả sẽ yêu cầu ứng viên đã tốt nghiệp các ngành nghề liên quan đến sản phẩm dịch vụ mà công ty kinh doanh, hoặc những ngành nghề về truyền thông, đối ngoại, kinh doanh…

Nhưng thực tế hiện nay cho thấy, vị trí nghề nghiệp này được mở rộng, bất kỳ ai có “duyên” với nghề hoặc có đủ kỹ năng cần thiết thì đều có thể ứng tuyển nghề nghiệp. Thậm chí bạn có thể bắt đầu bằng cách xin làm thực tập sinh để học tập những đồng nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng.

Tác phong công việc

Là một trong những vị trí việc làm được đánh giá như bộ mặt của công ty, doanh nghiệp nên nhân viên chăm sóc khách hàng cần có tác phong làm việc thật chuyên nghiệp, lịch sự qua từng cử chỉ và hành động như: trang phục luôn gọn gàng, mang tính chất công sở, nói năng hòa nhã, luôn hòa đồng và đem lại thiện cảm cho người đối diện.

Ảnh: Tính cách nhẫn nại của nhân viên chăm sóc khách hàng là điều kiện cần để làm nghề

Đặc biệt, tính cách nhẫn nại và sự linh hoạt chính là những nét tính cách cần đặc biệt chú trọng của người làm nghề chăm sóc khách hàng.

Tìm kiếm công việc chăm sóc khách hàng

Cũng giống như các bộ phận kinh doanh, truyền thông, hành chính-nhân sự… vị trí việc làm này ngày càng được phổ biến ở tất cả các công ty, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Do đó, cơ hội tìm kiếm việc làm đối với ngành nghề này rất rộng mở.

Bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm công việc chăm sóc khách hàng thông qua ứng dụng i-HR của chúng tôi. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp triển khai tuyển dụng trên nền tảng công nghệ. Đừng lo lắng, hãy trải nghiệm ngay để có cơ hội ứng tuyển một vị trí tuyệt vời nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *