Digital Marketing ngày càng được phổ biến rộng rãi và là công cụ “kiếm tiền” hữu ích của các công ty, doanh nghiệp. Đây chính là thành quả của thời đại công nghệ 4.0. Vậy bạn đã hiểu được những gì về Digital Marketing? Hãy cùng i-HR tìm hiểu tất cả thông tin về công việc này nhé!
Digital Marketing là gì?
Khái niệm về Digital Marketing có rất nhiều và cũng có phần khó hiểu. Do đó, bạn hãy tiếp nhận một định nghĩa đơn giản nhất đó chính là hoạt động tiếp thị số. Đây là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động quảng bá sản phẩm, thương hiệu nhằm tác động đến nhận thức, kích thích hành vi mua hàng của khách hàng.

Có thể nói, Digital Marketing chú trọng đến 3 yếu tố như sau:
- Sử dụng các phương tiện kĩ thuật số
- Tiếp cận khách hàng trong môi trường kĩ thuật số
- Tương tác với khách hàng.
Digital Marketing làm những gì?
Người làm “ngành” Digital Marketing thường là những người đa năng vì phần việc của họ rất lớn, cũng tùy vào sản phẩm dịch vụ mà công ty, doanh nghiệp cung cấp để có những công việc cụ thể và khác biệt so với các đơn vị khác. Nhưng nhìn chung, họ thường phải thực hiện các phần công việc dưới đây:
- Nắm bắt và kiểm soát các hoạt động Digital Marketing: Xây dựng chiến lược, chiến lược Marketing cho sản phẩm , các chương trình truyền thông, promotion theo định hướng công ty.
- Thực hiện việc lập kế hoạch, triển khai và theo dõi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trên các kênh: Google, Facebook, Zalo,…
- Lên kế hoạch, điều phối và phối hợp với Content Marketing để phát triển các kênh Marketing Online nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu kinh doanh.
- Triển khai các chiến dịch xây dựng, quảng bá thương hiệu qua các công cụ : SEO/SEM, Online Advertising, Email Marketing, Mobile Marketing, Social Media, SMS Marketing, Affiliate Marketing…
- Thông thạo quy định và vận hành của từng kênh digital để tối ưu hóa nội dung, hình ảnh cũng như chất lượng quảng cáo.
- Phát triển các kênh quảng cáo mới trên nền tảng digital
Vai trò của Digital đối với các doanh nghiệp hiện nay
Ngày nay, bên cạnh các hình thức tiếp thị truyền thống thì hầu hết các công ty, doanh nghiệp đã tiếp cận hình thích tiếp thị kỹ thuật số này. Tính ưu việt của Digital Marketing được thể hiện rất rõ trong các kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Digital có khả năng quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp qua mạng xã hội – nơi có tốc độ lan tỏa rất nhanh và lớn. Đồng thời, đa dạng hình thức quảng bá có thể bằng video, email, thậm chí là website…
Bất kỳ doanh nghiệp bào cũng trang bị cho mình một trang web riêng hoặc kênh mạng xã hội để tiến hành các chiến lược quảng cáo kỹ thuật số. Phương thức này đã trở nên quen thuộc và được người tiêu dùng tiếp cận một cách dễ dàng. Họ sẽ cảm thấy dễ chịu khi tìm kiếm những sản phẩm, dịch vụ mà bản thân quan tâm, mong muốn sở hữu.
Do vậy, để có thể phát triển và cạnh tranh với các đối thủ thì việc nắm bắt các công cụ của Digital Marketing là điềuu vô cùng cần thiết với các công ty, doanh nghiệp. Vì nó giúp các doanh nghiệp có thêm nhiều sự lựa chọn, đồng thời mở rộng các chiến lược quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
Vị trí công việc trong “ngành” Digital Marketing
Như đã đề cập tới, Digital Marketing là thuật ngữ để chỉ một công việc được cho là rộng lớn và cần nhiều kỹ năng. Do đó, vị trí công việc của một digital marketer cũng được chia ra thành những đầu việc cụ thể. Bạn có thể tham khảo ngay:
SEO Manager
Đây là vị trí công việc cần bạn phát huy kỹ năng của một chuyên gia SEO để định hướng nội dung và cải thiện content trên các nền tảng digital. Sáng tạo nội dung cần lưu ý nhắm đúng mục tiêu và insight của khách hàng. Từ đó performance của công ty trên Google và social media sẽ được cải tiến, phát triển hơn.
Content Marketing Specialist
Công việc của nhà sáng tạo nôi dung và lên kế hoạch hoặc chiến lược nhằm đảm bảo lượng traffic cũng như thứ hạng tìm kiếm trên Google của doanh nghiệp được tăng lên.
Bạn lên kế hoạch content với nhiều định dạng như video, blog hay social media.
Bạn có thể kết hợp với SEO Manager để đưa ra bộ từ khóa “vàng” cho content.
Social Media Manager
Người quản lý social media làm công việc lên lịch đăng tải và tạo những bài post. Đồng thời giám sát các bài post đó trên social media.
Bạn có để ý không? Mọi vị trí việc làm được đề cập trong phần này đều có sự giao thoa nhằm tạo nên một chiến lược digital marketing tổng thể cho doanh nghiệp.
Marketing Automation Coordinator
Vị trí này sẽ làm việc với hiệu quả và kết quả của chiến dịch marketing. Đây là một công việc thiên về công nghệ nhiều hơn. Bạn sẽ được tiếp xúc với những phần mềm tốt nhất để nghiên cứu và tìm ra hành vi quan trọng của khách hàng. Bạn cũng sẽ tham gia vào việc đo lường và thống kê khi theo dõi hiệu suất chiến dịch.
Digital Marketing Manager
Thực hiện giám sát toàn bộ chiến dịch marketing. Chủ yếu là làm các công việc nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu, điều hướng traffic để có được những khách hàng mới. Bạn cũng phải liên tục cập nhật các yếu tố công nghệ để tối ưu hóa chiến dịch digital marketing. Bạn cần phân tích các công việc marketing đã được thực hiện để theo dõi và đánh giá kết quả chiến dịch.
Mức lương và cơ hội việc làm
Chính vai trò quan trọng của Digital Marketing đối với hiệu quả phát triển thương hiệu, đẩy mạnh kinh doanh của doanh nghiệp mà ngành nghề này thực sự rất “hot” trên thị trường lao động hiện nay. Tuy nhiên, đây không phải ngành nghề đơn giản, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và kinh nghiệm thực hiện công việc này một cách khoa học, thành thạo. Và mức lương trung bình của vị trí việc làm này giao động khoảng từ 8 đến 14 triệu đồng.

Nhưng hãy hoàn toàn yên tâm vì nhu cầu tuyển dụng Digital Marketing của các công ty, doanh nghiệp là rất lớn. Bạn có thể thấy các thông tin đăng tuyển ở rất nhiều nơi. Nhưng để bản thân mình được kết nối với nhà tuyển dụng một cách nhanh chóng, phù hợp nhất thì bạn hãy trải nghiệm ứng dụng i-HR nhé! Tìm một nhà tuyển dụng phù hợp, ngay lập tức trao đổi với nhà tuyển dụng, miễn phí và miễn phí…bạn còn ngần ngại điều gì?