Truyền thông được đánh giá là một trong những ngành nghề “quyền lực”, sức mạnh của truyền thông có khả năng làm chuyển biến rất nhiều hiện tượng, trạng thái trong xã hội hiện nay. Vậy ngành nghề này cụ thể là gì? Cùng nhà i-HR tìm hiểu những điều cần biết về nhân viên truyền thông qua bài viết dưới đây.
Nhân viên truyền thông là gì?
Truyền thông là lĩnh vực nghề nghiệp rất năng động và trở thành bộ phận quan trọng, bộ phận cốt lõi cho hình ảnh của tất cả các công ty, doanh nghiệp.

Do đó, nhân viên truyền thông là những người làm các công việc nhằm cải thiện hình ảnh, thương hiệu của công ty, doanh nghiệp đó trong mắt công chúng, khách hàng mục tiêu. Giúp cho ngày càng nhiều người biết đến sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Từ đó có niềm tin về sản phẩm, dịch vụ và thúc đẩy đi đến hành động trải nghiệm, mua hàng.
Công việc của nhân viên truyền thông
Mục tiêu của toàn bộ phận truyền thông nói chung và nhân viên truyền thông nói riêng là tạo ra hình ảnh thương hiệu tích cực cho công ty, doanh nghiệp. Và vì vậy, công việc của nhân viên làm trong lĩnh vực truyền thông khá phong phú, đa dạng. Có thể kể đến như sau:
- Lên kế hoạch, thực hiện các chiến lược truyền thông sau khi đã nghiên cứu, phân tích đối tượng mục tiêu
- Tổ chức, sản xuất nội dung truyền thông theo kế hoạch đã đề ra, gồm các ấn phẩm truyền thông, báo chí, website, mạng xã hội cùng các hoạt động marketing khác
- Đối thoại với các cơ quan truyền thông, báo chí trong một số trường hợp cần thiết
- Tìm kiếm các cơ hội nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu
- Quản lý và xử lý những khủng hoảng truyền thông
Yêu cầu cho nhân viên truyền thông
Với một công việc đa dạng như ngành truyền thông thì cũng có yêu cầu “đa di năng” đối với nhân viên. Bên cạnh đó, đây là lĩnh vực cần tiếp xúc với nhiều người nên đòi hỏi cần có những kiến thức chuyên môn và kỹ năng nhất định như:
Có kỹ năng ứng xử, giao tiếp khéo léo là yếu tố cần thiết nhất với nghề truyền thông.
Khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh đóng vai trò quan trọng, giúp nhân viên truyền thông dễ dàng trao đổi, thỏa thuận và ký kết những hợp đồng quan trọng cho công ty, doanh nghiệp.

Có sự sáng tạo không ngừng. Làm nghề truyền thông mà không sáng tạo ra những thông điệp, nội dung mới và ấn tượng thì quả là một thất bại. Vì vậy, sự sáng tạo không giới hạn là những gì ngành nghề này không thể thiếu.
Có kỹ năng tổ chức, quản lý. Truyền thông luôn luôn gắn với các chương trình, sự kiện…vì vậy nếu nhân viên truyền thông không có kỹ năng này thì khó có thể quản lý nhân viên bộ phận mình và các bộ phận khác để cùng thực hiện thành công một dự án truyền thông thương hiệu.
Sự năng động và nhiệt huyết trong công việc. Có thể nói, đây là ngành nghề khá vất vả với khối lượng công việc lớn. Chính vì thế nếu không có sự đam mê, nhiệt huyết thì khó có thể có động lực gắn bó với nghề.
Kỹ năng nắm bắt các xu hướng thị trường. Muốn thành công trong lĩnh vực truyền thông, bạn phải là người thực hiện được những chiến dịch truyền thông hợp thời, hợp thế để đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi của thị trường hiện tại. Đó là lý do mà tố chất này cần thiết cho người làm truyền thông.
Tìm kiếm việc làm truyền thông ở đâu?
Hiện nay, đây là một nghề vô cùng sôi động trên thị trường lao động, thu hút nhiều người trẻ “dấn thân”. Vì thế, cơ hội nghề nghiệp trong nghề nghiệp này rất rộng mở, không chỉ tại các công ty PR quảng cáo, các tòa soạn, đài truyền hình mà các doanh nghiệp đều cần nhân viên truyền thông để phát triển hình ảnh, thương hiệu.

Bạn có thể tìm kiếm một công việc trong lĩnh vực truyền thông này ở bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào. Hãy mạnh dạn ứng tuyển nhé! Đặc biệt, trên ứng dụng i-HR của chúng tôi có hàng ngàn công ty, doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng về ngành truyền thông. Bạn thoải mái chọn lựa công ty, doanh nghiệp theo những mong muốn của cá nhân bạn. Đừng ngại ngần nữa, để i-HR đồng hành cùng bạn.