Trang chủ » Đối diện với những sai lầm trong công việc

Đối diện với những sai lầm trong công việc

  • giahan 

Sai lầm trong công việc thì bất cứ ai đều đã từng phạm phải và bạn hãy nhớ rằng, đó chẳng phải điều gì xấu. Những sai lầm chính là động lực cho sự hoàn thiện không ngừng. Vậy khi mắc những sau lầm trong công việc, bạn đối diện với nó ra sao? Cùng i-HR tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

Hãy tự mình đánh giá chính xác mức độ sai lầm trong công việc

Trước khi nảy sinh những cảm xúc tiêu cực như vò đầu, bứt tai, chán nản, thậm chí tự nổi cáu với chính mình thì hãy thật sự giữ bình tĩnh với một cái đầu lạnh để tự nhìn nhận sự sai lầm đó. Hãy đặt giả thuyết rằng đó là sai làm do người khác gây ra để có cái nhìn khách quan.

Ảnh: Tự nhìn nhận mức độ sai lầm một cách khách quan là điều cần thiết để tìm giải pháp xử lý

Bạn nên đặt ra những câu hỏi cho mình để tự đánh giá mức độ sai sót như:

  • Sai lầm ở đây là gì?
  • Chuỗi hành động hoặc hành động nào đưa đến sai lầm này?
  • Kết quả tồi tệ nhất của sai lầm này là gì?
  • Làm sao để giải quyết và giảm thiểu hậu quả xuống mức thấp nhất?
  • Bài học để tránh sự tiếp diễn này ra sao?

Chỉ khi xem xét cặn kẽ, đánh giá và nhìn nhận khách quan thì bạn mới có thể tháo gỡ vấn đề và rút ra bài học cho chính mình. Sự tự đánh giá, nhìn nhận này chính là bước đệm để bạn có những thành công lớn hơn trong tương lai. Vì vậy hãy thực sự lưu tâm đến.

Có thể tự cảm thấy tồi tệ

Sự thất vọng và xấu hổ, những cảm xúc tồi tệ ấy chắc chắn sẽ có khi bạn mắc phải sai lầm. Vì vậy, hãy chấp nhận mọi điều đã xảy ra và tự để bản thân trải qua tất cả các cung bậc cảm xúc ấy.  Hãy bình tâm bằng cách hít một hơi thở sâu và ngày mai sẽ tốt đẹp hơn hôm nay.

Đâu phải cứ sai lầm sẽ là ngày tận thế.

Sửa chữa những sai lầm ngay khi có thể và học cách xin lỗi

Hãy mạnh dạn sửa chữa những sai lầm của bạn ngay khi có cơ hội và khi còn có thể. Và ngay sau đó, đừng quên việc báo cáo với cấp trên của bạn về sai lầm này và cùng với đó là một lời nhận lỗi, lời xin lỗi chân thành nhất. Cách thức báo cáo và xin lỗi vô cùng đa dạng. Ban hãy căn cứ vào mức độ sai lầm của bạn. Nếu chỉ ở mức độ nhỏ, bạn hoàn toàn có thể gửi email, gửi sms…Nhưng nếu mức độ sai lầm là lớn và nghiêm trọng thì hãy trực tiếp đối diện với cấp trên đấy nhé!

Ảnh: Lời xin lỗi kịp thời và chân thành là điều bạn cần học

Bên cạnh đó, trong trường hợp sai lầm của bạn còn mang lại những tác động, ảnh hưởng đến đồng nghiệp khác thì cũng nên gửi đến họ lời xin lỗi sớm nhất.

Đưa ra các giải pháp

Ngay sau khi trình bày về lỗi lầm của mình thì bạn cũng nên chuẩn bị thật kỹ về các giải pháp khả thi cho vấn đề. Bạn làm chậm công việc so với dự kiến thì hãy chủ động ở lại muộn hơn để hoàn tất tránh đùn đẩy sang ngày hôm sau. 

Còn nếu bạn bế tắc trong giải pháp thì cũng nên thành thật hơn với bản thân và cấp trên của mình. Dù bạn sai nhưng bạn nhận lỗi và xin một lời khuyên điều đó sẽ giúp bạn phần nào đó cải thiện sự căng thẳng của vấn đề hiện tại. 

Thay đổi cách thức làm việc

Một lần mắc sai lầm thì không hoàn toàn nằm ở bạn nhưng nếu bạn “dẫm vào vết xe đổ” nhiều lần thì 100% vấn đề xuất phát từ chính bạn. Bạn cần đưa ra một phương pháp làm việc tốt nhất cho bản thân. Và cũng đừng quên dành cho mình những thói quen hoặc sở thích lành mạnh để cải thiện cảm xúc, năng lực và sự tập trung cao độ. Tất cả sẽ giúp công việc của bạn đạt được hiệu quả hơn đấy!

“Tử tế” với chính mình

Sai lầm không khiến bạn kém đi, sai lầm không khiến sự nghiệp của bạn đổ bể. Nếu dẫn đến kết quả tồi tệ nhất thì đó chính là do cách bạn đối mặt và phản ứng trước những sai lầm đó. Vì vậy, sai lầm chính là cách để mỗi người học hỏi để thành công hơn và để mạnh dạn hơn khi bác bỏ những tiêu cực để hướng tới điều tích cực.

Ảnh: Hãy cho bản thân mình sự “tử tế” để thành công

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có được lời khuyên bổ ích nhất, giúp bạn dũng cảm đối diện với sai lầm và hướng đến điều tốt đẹp trong tương lai. Hãy tin rằng, bản thân bạn sẽ vượt qua được tất cả, thành công ở ngay trước mắt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *