Trong thời đại phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, việc tuyển dụng nhân viên kỹ thuật để đáp ứng công việc tại các doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Vậy bạn có phải một kỹ thuật viên “lành nghề” hay không? Bạn có biết những công việc mà một nhân viên kỹ thuật cần làm là gì? Theo dõi bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích nhất nhé!

Nhân viên kỹ thuật là gì?

Nhân viên kỹ thuật là thuật ngữ dùng để mô tả những người làm công việc liên quan đến xây dựng, duy trì và phát triển các cấu trúc, thiết bị, hệ thống của một doanh nghiệp hoặc công ty trên cơ sở ứng dụng các kiến thức về khoa học, công nghệ, kinh tế và xã hội vào thực tế.

Ảnh 1: Nhân viên kỹ thuật là gì? Những điều cần biết về một kỹ thuật viên
Ảnh 1: Nhân viên kỹ thuật là gì? Những điều cần biết về một kỹ thuật viên

Các kỹ thuật viên cần có trách nhiệm năm bắt, điều hành và hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho toàn bộ doanh nghiệp bằng cách đưa ra mô hình mới hay đề xuất các giải pháp thay đổi một cách hợp lý nhằm đảm bảo sự vận hành trơn tru của những phần việc liên quan tới công nghệ, máy móc…

Những nhiệm vụ mà một nhân viên kỹ thuật cần đảm bảo thực hiện bao gồm:

  • Đề  xuất những giải pháp liên quan đến bảo trì để đảm bảo các chương trình, hệ thống đã xây dựng có thể đáp ứng nhu cầu vận hành của doanh nghiệp và nhu cầu sử dụng của đối tượng khách hàng.
  • Đánh giá những điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục về mặt kỹ thuật.
  • Đưa ra những mô hình mới với các ưu điểm vượt trội hơn mô hình đã triển khai.

Nhân viên kỹ thuật làm gì?

Nhân viên kỹ thuật làm gì? Đây liệu có phải mối bận tâm của bạn không? Hiện nay, trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, nhân viên kỹ thuật được phân loại dựa trên yếu tố, tính chất các công việc như sau:

  • Thứ nhất, kỹ thuật cơ khí. Nhân viên kỹ thuật cơ khí đảm nhiệm việc thiết kế các hệ thống vật lý hoặc cơ học, ví dụ như hệ thống cung cấp năng lượng, cung cấp điện, phương tiện vận tải, động cơ đốt trong, bộ nén khí, tàu điện…
Ảnh 2: Kỹ thuật viên về cơ khí
  • Thứ hai, kỹ thuật xây dựng. Kỹ thuật viên xây dựng làm nhiệm vụ thiết kế và xây dựng các công trình khác nhau gồm những dự án nhà ở, dự án công cộng, hạ tầng cơ sở, đập nước, cầu cống…
  • Thứ ba, kỹ thuật điện. Nhân viên kỹ thuật điện có trách nhiệm thiết kế, nghiên cứu hệ thống điện, cụ thể là các mạch điện, thiết bị điện từ hay điện cơ, thiết bị điện quang, hệ thống thông tin liên lạc, các bảng điều khiển, cáp quang…
Ảnh 3: Nhân viên kỹ thuật nghiên cứu, thiết kế hệ thống điện
  • Thứ tư, kỹ thuật hóa học. Đây là phần việc được thực hiện thông qua ứng dụng nguyên lý của hóa học, vật lý và sinh học, tạo ra những mô hình vận hành đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nhà máy…
  • Thứ năm, kỹ thuật hệ thống. Lĩnh vực này tập trung phần lớn vào khoa học, công nghệ của hệ thống công nghiệp. Kỹ thuật viên hệ thống cần thực hiện nhiệm vụ phân tích, thiết kế và điều khiển toàn bộ hệ thống kỹ thuật nhằm đảm bảo hệ thống đó sản xuất các hàng hóa hoặc dịch vụ một cách hiệu quả nhất.
nhan-vien-ky-thuat
Ảnh 4: Kỹ thuật viên điều khiển toàn bộ hệ thống
  • Thứ sáu, kỹ thuật tích hợp. Trong thực tế, có rất nhiều lĩnh vực kỹ thuật tích hợp liên ngành, cần có nhân lực đảm bảo thực hiện như: kỹ thuật cơ điện tử, kỹ thuật năng lượng, kỹ thuật hàng không vũ trụ, kỹ thuật đường sắt, kỹ thuật hạt nhân…

>> Tham khảo ngay top 6 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn nhân viên kỹ thuật tại đây.

Những kỹ năng cần có của một kỹ thuật viên

Bất kỳ ngành nghề nào cũng đều có những yêu cầu kỹ năng nhất định để xử lý các công việc thực tiễn. Nhân viên kỹ thuật cũng không ngoại lệ. Vậy bạn đã biết một kỹ thuật viên cần đảm bảo các kỹ năng thế nào chưa? Tiếp tục theo dõi phần sau đây nhé!

Sự hiểu biết về kiến thức chuyên môn của nhân viên kỹ thuật

Các nhà tuyển dụng luôn đề cao kiến thức chuyên môn khi có nhu cầu về nhân sự. Do đó, một kỹ thuật viên tốt là người có những hiểu biết sâu sắc từ tổng thể đến chuyên sâu về ngành nghề, lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật, về chương trình máy tính, phần mềm, hệ thống… Bên cạnh đó, những kiến thức chuyên môn mới có thể đáp ứng được trong quá trình xử lý sự cố hỏng hóc của máy móc kỹ thuật.

Khả năng sáng tạo cùng tư duy logic

Xuất phát từ công việc mà các nhân viên kỹ thuật phải làm là vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống, điều này đồng nghĩa với việc giải quyết các sự cố kỹ thuật. Vì vậy, tư duy logic là rất cần thiết để kỹ thuật viên đó có thể tìm ra được nguyên nhân dẫn tới những sai sót và đưa ra được các giải pháp thích hợp nhằm khắc phục các vấn đề gặp phải.

Ảnh 5: Tư duy logic cần thiết trong mọi lĩnh vực

Về khả năng sáng tạo, đây là yếu tố, là kỹ năng cần thiết ở nhiều ngành nghề khác nhau để đảm bảo đem đến được những đột phá mới trong vận hành. Các ứng viên hãy lưu ý để trau dồi kỹ năng năng này và “đánh gục” nhà tuyển dụng nhé!

Khả năng chú ý tiểu tiết, cẩn thận, tỉ mỉ

Đặc thù của ngành kỹ thuật chính là phức tạp và quá phức tạp. Một sai sót nhỏ về kỹ thuật có thể dẫn tới hậu quả thiệt hại vô cùng nghiêm trọng cho doanh nghiệp, là một trong những ngành nghề có độ rủi ro tương đối cao. Bởi vậy, trong quá trình dự án, các nhân viên cần để ý từng tiểu tiết, thông số kỹ thuật một cách cẩn thận, tỉ mỉ nhất.

Kỹ năng tính toán tốt

Bóc tách khối lượng công việc là một thao tác vô cùng quan trọng và cần thiết trong thực hiện mỗi dự án. Do vậy, các nhân viên kỹ thuật cần đảm bảo kỹ năng tính toán của bản thân mình để tiến hành bóc tách cụ thể, tính toán chi phí sát thực tế nhất có thể nhằm đảm bảo không thiếu hụt ngân sách cũng không “ăn bớt” chất lượng dự án.

Kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cần thiết đối với tất cả mọi người, không riêng gì ngành kỹ thuật. Đối với kỹ thuật viên, việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp để có thể chuyển hóa ngôn ngữ chuyên ngành sang ngôn ngữ thông dụng cho mọi người có thể hiểu được là rất quan trọng.

Song song với đó, năng lực giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, chính xác được coi là “kỹ năng đặc thù” cho những người làm nhiệm vụ giải quyết các sai sót kỹ thuật.

Khả năng “theo kịp” công nghệ mới

Sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ khiến sự cải tiến trong kỹ thuật cũng phải “tăng tốc” để không bị lạc hậu và đem lại hiệu suất cao nhất có thể. Chính bởi lý do đó mà một nhân viên kỹ thuật phải có khả năng nắm bắt kịp thời những công nghệ mới trên toàn cầu.

Ảnh 6: Khả năng bắt kịp công nghệ để tránh sự lạc hậu so với xã hội

Mức lương của một kỹ thuật viên

Mức lương của vị trí này tương đối cao và phụ thuộc vào vị trí cũng như năng lực kinh nghiệm để có thể xác định chính xác. Nhưng tựu chung lại thì mức lương sẽ được giao động trong khoảng từ 7-25 triệu đồng/ tháng.

Nhân viên kỹ thuật có thể tìm kiếm việc làm ở đâu?

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân viên kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp là rất lớn. Dó đó, bạn hãy thật sáng suốt và lựa chọn môi trường, vị trí làm việc phù hợp với bản thân mình. Nếu bạn đang cảm thấy khó khăn trong vấn đề này thì hãy để i-HR đồng hành với bạn.

Ảnh 7: Nhu cầu tuyển dụng vị trí nhân viên kỹ thuật của các công ty, doanh nghiệp rất lớn

Chúng tôi mang tới những giá trị tuyệt vời về kết nối việc làm chất lượng cao thông qua ứng dụng i-HR. Bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm công việc tại đây. Hãy thử trải nghiệm cùng nhà i-HR ngay nhé!

Bài viết trên đây là các thông tin cần tham khảo về công việc của một nhân viên kỹ thuật. Hy vọng bạn nhanh chóng tìm được công việc mình yêu thích và đừng quên chia sẻ bài viết của chúng tôi đến những người có cùng quan tâm giống bạn.

1 bình luận trong “Nhân viên kỹ thuật là gì? Những điều cần biết về nhân viên kỹ thuật”

  1. Pingback: Top 6 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn nhân viên kỹ thuật – i-HR Blog

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ảnh 1: Nhân viên kỹ thuật là gì? Những điều cần biết về một kỹ thuật viên