Trang chủ » Có nên đi Nhật làm việc hay không

Có nên đi Nhật làm việc hay không

Làm việc ở Nhật luôn là ước mơ của bao người lao động, từ những khó khăn phải đánh đổi, các thực tập sinh đến Nhật sẽ nhận được những gì? Liệu chính phủ Nhật Bản đã có những chính sách gì đặc biệt hỗ trợ cho các lao động nước ngoài đến để làm việc tại Nhật hay chưa? Mức lương giữa các ngành nghề có chênh lệch nhau hay không? Cơ hội việc làm sau khi trở về như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tham khảo theo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Lớp học tiếng Nhật giáo dục định hướng đi lao động tại Nhật Bản
Lớp học tiếng Nhật giáo dục định hướng đi lao động tại Nhật Bản

Chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản giảm mạnh từ đầu 2020

Vì sao chi phí giảm?

Nhờ có chương trình IM Japan tạo điều kiện để hỗ trợ cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, những sinh viên mới ra trường cần tìm việc làm có thể đến Nhật tu nghiệp và trau dồi kỹ thuật, ngoài kiếm được một khoảng thu nhập khá sau 3 năm còn có thể giúp xây dựng đất nước. Ngoài ra để mở rộng con đường đến Nhật, các công ty phái cử đã bỏ các khoản tiền cọc “chống trốn”, giúp người lao động nghèo không phải chịu thêm gánh nặng vay mượn.

Lợi ích cho người lao động đi xuất khẩu Nhật theo chương trình IM Japan

Đối với người đi Nhật lao động theo chương trình IM Japan của tổ chức Phát triển Nhân lực Quốc tế Nhật Bản sẽ nhận được tiền hỗ trợ một số khoản chi phí do tổ chức đài thọ, bao gồm: chi phí vé máy bay, học phí khóa đào tạo chính thức 4 tháng, chi phí đào tạo tay nghề. Người lao động thuộc đối tượng hộ nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, cũng được hỗ trợ các chi phí nêu trên. Trong khi đó, người lao động thuộc huyện nghèo nhưng không phải là đối tượng hộ nghèo, người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ 50% chi phí đào tạo.

Lưu ý Trung tâm Lao động ngoài nước là cơ quan duy nhất được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giao thực hiện Chương trình.

 Người lao động nếu trúng tuyển được tham gia Chương trình chỉ phải nộp các khoản chi phí sau đây:

+ Chi phí làm Hộ chiếu, visa và khám sức khỏe

+ Học phí khóa đào tạo dự bị trong 3 tháng đầu;

+ Chi phí ăn, ở trong thời gian tham dự các khóa đào tạo tại Việt Nam.

+ Chi phí ôn tập trong 01 tháng trước xuất cảnh

Ngoài các khoản chi phí nêu trên, người lao động khi tham gia Chương trình này không phải nộp bất kỳ khoản chi phí nào khác.

Chế độ đãi ngộ lý tưởng

Chế độ lương

Chế độ lương là yếu tố quan trọng mà những lao động còn băn khoăn có nên sang Nhật Bản làm việc đang tìm hiểu.

Khi đi Nhật theo chương trình IM Japan

Người lao động được hưởng trợ cấp 80.000 yên / tháng trong thời gian thực tập 01 tháng đầu và hưởng lương theo hợp đồng ký với công ty tiếp nhận trong thời gian thực tập kỹ thuật với mức lương cơ bản theo hợp đồng trong khoảng từ 125,000 Yên ~ 150,000 Yên/tháng, chưa tính tiền làm thêm giờ và làm ngày nghỉ. Đồng thời, người lao động cũng được bảo hiểm trong thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ thuật. Sau khi hoàn thành chương trình thực tập, về nước đúng thời hạn sẽ được Tổ chức IM Japan hỗ trợ 600.000 yên/người (tương đương khoảng 120.000.000 triệu đồng tiền Việt Nam) để khởi nghiệp. Sau 3 năm, các thực tập sinh có thể tích lũy mang về Việt Nam số tiền khoảng 500 triệu ~ 600 triệu đồng.

Về phía chính phủ Nhật Bản

 Theo Nikkei Asian Review, hiện đã có chính sách để bảo vệ quyền lợi cho người lao động nước ngoài đến Nhật thông qua việc thắt chặt giám sát trả lương của các cơ quan sử dụng lao động ngoại quốc. Từ tháng 4 năm 2019, các cá nhân làm việc tại Nhật Bản thông qua hai loại thị thực mới cho những người sở hữu “kỹ năng được chỉ định” và một số kiến thức về tiếng Nhật sẽ được nhận lương bằng tiền gửi trực tiếp nhằm ngăn chặn tiền lương bị giữ lại. Những xí nghiệp, cơ quan sử dụng người lao động phải báo cáo số lượng lao động nước ngoài và cách những người lao động đó được trả cho chính quyền hàng quý, cũng như các khoản thanh toán ước tính và thực tế của họ.

Cụ thể mức lương kỹ sư Nhật như sau

 Mức thu nhập của kỹ sư, kỹ thuật viên (đã có bằng đại học hoặc cao đẳng) so với thực tập sinh cao hơn khá nhiều, trung bình 1 tháng lương của kỹ sư nhận được vào khoảng 180.000 – 250.000 yên / tháng tuỳ theo bằng cấp và kỹ năng

Mức thu nhập của ngành cao thứ hai là điều dưỡng và hộ lý. Trung bình mức lương điều dưỡng là 130.000 – 140.000 yên / tháng, hộ lý là 140.000 – 150.000 yên / tháng. Ngoài mức lương trên, thông thường ứng viên sẽ được nhận các khoản phụ cấp tương ứng với thành tích công việc.

Với các ngành nghề khác, mức lương tối thiểu (mức lương ít nhất mà xí nghiệp phải trả cho công nhân theo luật) sẽ tuỳ theo tỉnh mà người lao động đó được phân đến (Nhật Bản có 47 tỉnh thành), khu vực thành thị thường cao hơn so với khu vực nông thôn do mức sống chi tiêu sinh hoạt. Cao nhất ở Tokyo với 985 yên / giờ và thấp nhất tại Kagoshima ở mức 761 yên / giờ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *