Trang chủ » Các câu hỏi “bẫy” ứng viên của nhà tuyển dụng

Các câu hỏi “bẫy” ứng viên của nhà tuyển dụng

Những bậc lão làng tuyển dụng sẽ luôn có các “chiêu” để thử thách ứng viên, nhờ đó mà họ chọn lọc được người bản lĩnh, người có năng lực cho công ty hay doanh nghiệp của mình. Khi nghe các câu hỏi “bẫy” ứng viên của nhà tuyển dụng, bạn sẽ đối mặt ra sao và trả lời thế nào? Tất cả được chúng tôi gợi ý qua bài viết dưới đây:

Ảnh: Tuyển tập các câu hỏi “bẫy” ứng viên của nhà tuyển dụng

Thứ nhất: Bạn muốn ứng tuyển vị trí việc làm này với lý do gì?

Khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này ra cho bạn, đồng nghĩa với việc họ muốn xem xét rằng bạn đã biết được bao nhiêu thông tin về vị trí việc làm mà nhà tuyển dụng đang cần. Do đó, bạn hãy thật thận trọng khi phản hồi nhà tuyển dụng ở câu hỏi này, đừng khiến bản thân mình bị “gạch tên nhé!

Thông thường, các nhà tuyển dụng luôn mong muốn các ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc ở những vị trí tương đồng để dễ dàng đưa ra các quyết định tuyển dụng. Bạn nên bộc lộ  sự đam mê của bản thân với nghề nghiệp bạn hướng tới và khẳng định chắc chắn rằng những kinh nghiệm bạn có được hoàn toàn phù hợp với vị trí doanh nghiệp tuyển.

Trong trường hợp bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì hãy phản hồi sao cho người phỏng vấn thấy rằng bạn sẵn sàng học tập, cống hiến và thử sức với những điều mới để hoàn thiện bản thân. Chúng tôi nghĩ rằng, một nhà tuyển dụng đã làm nghề nhiều năm sẽ không từ chối những ứng viên biết nắm bắt cơ hội, có tính cầu thị cao.

Thứ hai: Bạn có những điểm mạnh và điểm yếu thế nào? 

Bạn sẽ thường xuyên gặp dạng câu hỏi này khi đi phỏng vấn, câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu chính là dạng câu hỏi đánh giá mức độ “thật thà” và sự thông minh trong câu trả lời của ứng viên.

Xét về điểm mạnh, bạn cần thực sự nhận định được điểm mạnh của bản thân trong lĩnh vực ứng tuyển. Đó có thể là thế mạnh về kinh nghiệm làm việc như kỹ năng sử dụng tiếng anh, kỹ năng dùng phần mềm văn phòng, kỹ năng thuyết phục, khả năng chịu áp lực công việc cao…Cũng có thể là thế mạnh về tác phong công việc như tính kỷ luật, tính trung thực và sự chăm chỉ.

Bạn hãy lưu ý rằng, nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng với các kỹ năng liên quan đến ngành nghề cùng những điểm mạnh về đức tính của bạn. Họ muốn xem xét rằng bạn có phù hợp hay không? Và bạn có thể “chung sống” với môi trường công ty, doanh nghiệp thế nào.

Vậy yếu điểm của bạn thì sao? Hãy khéo léo khi nói về yếu điểm của bạn và rằng bạn đang cố gắng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, đừng đưa ra những điểm yếu có sự liên quan mật thiết đến công việc, vì điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn thiếu tích cực về bạn.

>> Tham khảo các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn

Thứ ba: Bạn có thể gắn bó với chúng tôi khoảng bao lâu?

Lời khuyên chân thành cho bạn là đừng nên đưa ra một con số cụ thể vì rất có thể sẽ mang đến những cách hiểu khác nhau, hoặc là bạn đang “nịnh” nhà tuyển dụng, hoặc là bạn không có ý muốn gắn bó lâu dài.

Ảnh: Sự gắn bó lâu dài của nhân sự đối với doanh nghiệp

Hãy đưa ra câu trả lời để những người đang phỏng vấn bạn thấy rằng, bạn có khả năng gắn bó lâu dài với công ty nếu bạn được làm việc trong môi trường giúp bạn phát triển được bản thân.

Thứ tư: Bạn cảm thấy sao về việc tăng ca?

Trách nhiệm trong công việc chính là mục đích hướng tới của câu hỏi này. Do đó, bạn đừng suy nghĩ quá nhiều mà hãy ngay lập tực rằng bạn sẵn sàng tăng ca trong trường hợp cần xử lý công việc cho kịp tiến độ đặt ra. Đây sẽ là câu phản hồi ghi điểm cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Chẳng có một công ty hay doanh nghiệp nào lại từ chối một nhân sự có tính trách nhiệm cao.

Ngoài ra, bằng một cách trả lời nào đó, bạn hãy thể hiện cho doanh nghiệp thấy rằng, bạn chắc chắn sẽ hoàn thành các mục tiêu công việc đã đề ra, bỏ qua yếu tố thời gian và chỉ cần biết kết quả cuối cùng.

Thứ năm: Bạn muốn làm việc độc lập hay làm việc theo team?

Trong bất kì môi trường làm việc nào, bạn cũng đều phải có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Do vậy, khi đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn lắng nghe xem thái độ của bạn đối với việc phối hợp cùng các đồng nghiệp hay ngay cả khi bạn chủ động thực hiện phần việc của mình.

Sẽ có những công việc bạn phải tự mình hoàn thiện và đương nhiên sẽ có những dự án cần sự phối hợp với các đồng nghiệp khác trong bộ phần, với bộ phận khác và thậm chí là đối tác. Bạn hãy hiểu một điều hiển nhiên rằng, không nơi nào muốn tuyển một người chỉ có khả năng làm việc “một mình” mà không dĩ hòa vi quý với đồng nghiệp. Và thực tế cho thấy, dù bạn làm việc giỏi tới đâu, nhưng khi có một team cùng hợp tác thì chắc chắn kết quả sẽ tốt hơn rất nhiều.

Thứ sáu: Bạn sẽ có động thái ra sao nếu cấp trên của bạn có những quyết định hoặc những xử lý công việc không đúng?

Không ai là không có sai sót trong công việc, bạn đừng giữ quan điểm sếp luôn luôn đúng mà vô tình xu nịnh theo những điều ấy của sếp.  Một người quản lý, một người cấp trên có tâm và có tầm sẽ luôn biết lắng nghe những ý kiến đóng góp, không ngại nhận lỗi sai của mình để chỉnh sửa, hoàn thiện.

Ảnh: Góp ý chân thành với cấp trên là yếu tố giúp phát triển doanh nghiệp

Vì thế, bạn đừng ngần ngại trả lời câu hỏi này. Bạn chia sẻ thẳn thắn với nhà tuyển dụng về việc bạn sẵn sàng chia sẻ trực tiếp với cấp trên về những quyết định chưa chính xác và chưa phù hợp để sếp hiểu rõ hơn và có những điều chỉnh phù hợp. Mọi ý kiến và động thái đóng góp ý kiến của bạn hãy thực sự xuất phát từ chân thành với mong muốn phát triển công ty, doanh nghiệp.

>> Tham khảo thêm những điều cần chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn

Bạn cần thiết phải lưu ý thêm các câu hỏi “bẫy” ứng viên của nhà tuyển dụng để có sự chuẩn bị trước về câu trả lời của mình sao cho ghi điểm tốt nhất. Bài viết của chúng tôi có thể chưa thực sự đầy đủ nhưng hãy chia sẻ thông tin này đến những người bạn của bạn nhé!

1 bình luận trong “Các câu hỏi “bẫy” ứng viên của nhà tuyển dụng”

  1. Pingback: TRẢ LỜI PHỎNG VẤN “BAO NGẦU” CỦA TỶ PHÚ BILL GATES – i-HR Blog

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *