Trang chủ » Tất tần tật về nghề Marketing

Tất tần tật về nghề Marketing

  • giahan 

Marketing không còn là thuật ngữ xa lạ với mọi người, sự xuất hiện của hàng ngàn các thông điệp quảng cáo hàng ngày chính là kết quả của Marketing. Sự đa dạng, phong phú của ngành nghề này liệu bạn đã hiểu rõ chưa? Hãy theo dõi tất tần tật các thông tin về nghề Marketing ở bài viết sau đây.

Định nghĩa về Marketing

Hiểu một cách đơn giản nhất thì Marketing chính là tiếp thị, là hình thức bán hàng phổ biến giúp bên cung cấp sản phẩm, dịch vụ có thể kết nối được với khách hàng.

Ảnh: Nghề HOT nhất trong các nghề HOT

Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ thì định nghĩa Marketing là một quá trình bao gồm công việc sáng tạo, đánh giá, quảng cáo. Sau đó cụ thể hóa ý tưởng thành sản phẩm, dịch vụ cụ thể và hình thành chu trình trao đổi, làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Lịch sử ngành Marketing

Tiếp thị là hoạt động đã xuất hiện từ rất lâu đời nhưng để thực sự hình thành một cách rõ ràng về thuật ngữ Marketing thì phải nói tới giai đoạn cách mạng công nghiệp.

Ảnh: Từng bước phát triển không ngừng của Marketing
  • Từ năm 1860-1920 là lúc cách mạng công nghiệp bùng nổ, giúp hàng hóa được sản xuất với khối lượng lớn và giá thành lại rất rẻ. Các bên cho rằng, chỉ cần tạo ra hàng hóa là sẽ bán được hàng và sẽ có lợi nhuận.
  • Từ năm 1920-1940 các doanh nghiệp bắt đầu nảy sinh những cạnh tranh gay gắt, do vậy marketing bắt đầu được lưu ý đến. Tuy nhiên, vẫn xoay quanh yếu tố giá cả chứ chưa tập trung đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như yêu cầu của người mua.
  • Từ năm 1940-1960 được coi là thời kỳ thiết lập một cách chính thức về Marketing.
  • Từ 1960-1990 các doanh nghiệp đều bị chi phối bởi ngành nghề này, mọi vị trí đều quan tâm thực hiện các công việc có liên quan tới Marketing.
  • Giai đoạn 1990-2010, khách hàng bắt đầu đóng vai trò là trung tâm của Marketing, họ tác động đến các doanh nghiệp, để các doanh nghiệp không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Cùng với đó là các chính sách khuyến mại, chăm sóc khách hàng để khách hàng tiếp tục quay lại dùng sản phẩm.
  • Bắt đầu từ năm 2010 cho tới nay, Marketing chuyển mình một cách mạnh mẽ với sự xuất hiện và lên ngôi của social media, truyền thông số. Lúc này, khách hàng và doanh nghiệp kết nối, tương tác trực tiếp với nhau mọi lúc, mọi nơi. Và xác định rõ vị trí trung tâm của khách hàng trong mọi chiến dịch truyền thông Marketing.

Vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp

Đóng vai trò trụ cột trong sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, Marketing trở thành công cụ không thể thiếu trên thương trường.

Marketing giúp ghi dấu trong khách hàng các thông tin của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, nhờ các chiến dịch Marketing mà nhiều người biết đến sản phẩm, dịch vụ, giúp định vị thương hiệu, tạo sự uy tín, tin tưởng trong lòng khách hàng.

Bên cạnh đó, bộ phận này còn khiến doanh nghiệp mở rộng được cơ hội cạnh tranh. Và một điều không cần tranh luận, đó chính là làm Marketing sẽ góp phần nâng cao doanh số bán hàng.

Mối quan hệ vững chắc với khách hàng cũng được xây dựng khi làm Marketing. Đồng thời, các hình thức tiếp thị, truyền thông hiện nay còn giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng hơn rất nhiều.

Một thương hiệu chuyên nghiệp, một doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ…tất cả đều đến từ hoạt động của Marketing. Với những chiến dịch hiệu quả thì các yếu tố khởi sắc nhất, những dự tính hoàn hảo nhất sẽ đều có thể đạt tới.  

Các loại hình Marketing phổ biến

Hiện này, Marketing phát triển rộng với rất nhiều loại hình khác nhau và đem đến sức mạnh khổng lồ cho hoạt động tiếp thị. Vậy đó là những loại hình nào?

Ảnh: 6 Loại hình Marketing phổ biến nhất hiện nay

SEO

Đây là từ viết tắt của thuật ngữ Search Engine Optimization, có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây là phương pháp giúp cải thiện thứ hạng website của doanh nghiệp trên thanh công cụ tìm kiếm. Thực hiện loại hình Marketing này sẽ đem lại nguồn traffic tự nhiên và tăng tỉ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ.

Blog Marketing

Trước đây, Blog thường dùng cho các cá nhân, nhưng nay đã được mở rộng đến các doanh nghiệp. Họ đăng tải lên những chủ đề bài viết liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. Đây là nơi nuôi dưỡng những khách hàng tiềm năng của họ.

Social Media Marketing

Được đánh giá là một loại hình Marketing có tác động mạnh và nhanh chóng nhất hiện nay, các trang mạng xã hội là công cụ để các doanh nghiệp tiến hành những chiến dịch Marketing. Nếu một chiến dịch Social Marketing được triển khai sáng tạo, ấn tượng thì khả năng viral là vô cùng lớn.

Print Marketing

Có phần truyền thống hơn, loại hình này hướng tới những đối tượng có thói quen xem báo và các tạp chí. Do vậy, người làm phần việc này cũng phải chú trọng xây dựng nội dung thông tin sao cho đáp ứng được các vấn đề khách hàng của mình quan tâm.

Search Engine Marketing (SEM)

SEM có phần hơi khác so với SEO vì bạn sẽ cần trả tiền cho các công cụ tìm kiếm để có thể đặt liên kết trên các website mà công cụ tìm kiếm index. Loại hình này được sử dụng với mục đích tăng sự hiện diện của doanh nghiệp, xuất hiện nhiều hơn đến khách hàng.

Video Marketing

Hình thức này so với các loại hình Marketing trước đây thì có sự vượt trội hơn nhiều. Các doanh nghiệp đầu tư vào những video mang tính giải trí và chứa đựng thông điệp của họ để đem tới sự thú vị và những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng tiềm năng.

Công việc của nhân viên Marketing

Để mô tả chính xác công việc của nhân viên Marketing là rất khó. Nhưng có thể nói rằng, các vị trí công việc trong ngành Marketing được phân chia như sau:

Ảnh: Các mảng công việc của nhân viên Marketing

Nhân viên chuyên về mảng chiến lược

Nhân viên chuyên về chiến lược được đánh giá là giữ vai trò trung tâm trong xây dựng toàn bộ kế hoạch cho một chiến dịch Marketing, gồm các phần việc:

  • Lên kế hoạch cho hoạt động tiếp thị.
  • Kết hợp với bộ phận kinh doanh để đưa ra chính sách tiếp thị cho từng đối tượng.
  • Nghiên cứu sản phẩm của mình và đối thủ để báo cáo và có những đề xuất phát triển cho cấp trên.
  • Xây dựng kế hoạch cho việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
  • Đề ra những giải pháp để xử lý các vấn đề phát sinh khi triển khai chiến dịch Marketing.

Nhân viên chuyên về quảng cáo

Phần việc của nhân viên này rất quan trọng trong các chiến dịch Marketing, họ thường phải thực hiện các công việc như:

  • Xây dựng cụ thể các bước triển khai chiến dịch: digital marketing, phân bổ nội dung trên các nền tảng, các kênh.
  • Theo dõi và quản lý quá trình sản xuất quảng cáo.
  • Báo cáo kết quả quảng cáo lên cấp trên.

Nhân viên sáng tạo nội dung

Mảng sáng tạo nội dung chính là “linh hồn” của Marketing. Dù kế hoạch có hoàn hảo đến đâu, mà nội dung không được quan tâm, không mới mẻ, sáng tạo thì khó có thể được khách hàng tiếp nhận.

Nhìn chung, người làm sáng tạo nội dung có trách nhiệm lên ý tưởng cho toàn bộ chiến dịch về mặt nội dung, đổi mới nội dung cho các kênh truyền thông… Do vậy, đòi hỏi kỹ năng viết, sáng tạo ảnh, làm video để sáng tạo nhiều định dạng content khác nhau.

Trên đây là những thông tin cần biết về ngành Marketing – một ngành nghề HOT trên thị trường lao động. Bạn có thể ứng tuyển vị trí công việc này tại các công ty, doanh nghiệp có bộ phận Marketing. Thực tế cho thấy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có bộ phận này, nên cơ hội làm việc hoàn toàn rộng mở. Hãy yên tâm và tự tin với cơ hội việc làm nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *