Trang chủ » Câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn – Có thể bạn đã biết

Câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn – Có thể bạn đã biết

Theo thống kê của các “gương mặt vàng trong làng đi phỏng vấn” thì những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn là gì? Kinh nghiệm khi trả lời các câu hỏi đó ra sao? Hãy tham khảo tất cả những điều này tại bài viết dưới đây của nhà i-HR để chuẩn bị thật tốt trước khi chinh phục các nhà tuyển dụng.

Ảnh: Câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn mà bạn cần tham khảo ngay

Hãy giới thiệu về bản thân mình

Đây luôn là nhóm câu hỏi đầu tiên mà nhà tuyển dụng đặt ra cho bạn. Những câu hỏi dạng này thường được các nhà tuyển dụng đặt ra để lắng nghe bạn nói về các thông tin của mình, đồng thời nhìn nhận khả năng giao tiếp và sự tự tin nơi bạn. Lưu ý tránh việc trả lời lan man, dài dòng ở những câu hỏi này.

Đối với những câu hỏi giới thiệu, bạn nên tự xây dựng trước cho mình một bản thông tin ngắn gọn về họ và tên, ngày tháng năm sinh, chuyên ngành học, kinh nghiệm làm việc (bao nhiêu năm) và một số thành tựu bản thân đạt được cho tới thời điểm hiện tại.

Thế mạnh và điểm yếu của bạn

Các nhà tuyển dụng cần phải biết về thế mạnh và điểm yếu của bạn để biết được bạn có phù hợp với vị trí việc làm mà doanh nghiệp, công ty họ cần tuyển hay không. Do đó mà nhóm các câu hỏi liên quan đến thế mạnh và điểm yếu chắc chắn sẽ không thể thiếu.

Ảnh: Hãy chia sẻ về điểm mạnh và điểm yếu của bạn

Chia sẻ về thế mạnh của bạn nhưng đừng nhầm lẫn sang “khoe khoang”, bạn cần chia sẻ một cách tự nhiên và vừa phải, đủ để công ty thấy được những điều bạn có thể làm được cho họ. Và xét về điểm yếu, bạn nên chia sẻ ở góc độ đó là những thiếu sót và đưa ngay ra cách khắc phục trong thời gian tới. Tránh nhắc đến điểm yếu với một tâm thế tiêu cực. Vì sẽ khiến nhà tuyển dụng hiểu không đúng về bạn.

Bạn tìm hiểu gì về công ty chúng tôi

Những thông tin về công ty, doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển là những thông tin mà đương nhiên bạn sẽ phải tìm hiểu trước khi đến buổi phỏng vấn. Và lẽ thường, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ muốn nghe xem bạn đã tìm hiểu những gì về họ, rằng bạn đã hiểu đến đâu về văn hóa công ty họ.

>> Tham khảo thêm: Lời khuyên cho sinh viên mới ra trường để phỏng vấn thành công

Vì vậy, đừng bao giờ bỏ qua vấn đề này, ít nhất, bạn cũng nên truy cập vào website của công ty, doanh nghiệp để tìm hiểu phần giới thiệu. Sẽ thực sự thiếu sót nếu họ hỏi nhưng bạn lại chẳng biết một điều gì, nhưng cũng đừng “múa rìu qua mắt thợ”, có nghĩa là bạn đừng nên nói quá nhiều giống như học thuộc văn nhé!

Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này

Nếu bạn nhận được câu hỏi này, bạn sẽ xử trí ra sao? Khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này, họ thực sự muốn đánh giá xem bạn có thực sự hiểu về vị trí này, hiểu về những gì mà công ty, doanh nghiệp đang cần ở nhân sự mới.

Hiểu mình, hiểu người là tất cả những gì bạn cần khi đối diện với câu hỏi như thế này. Bạn phải thực sự biết vì sao bạn ứng tuyển, bạn phải thực sự hiểu bạn sẽ làm những công việc gì ở vị trí này. Sau đó hãy thật tự tin trả lời. Lời khuyên là đừng đề cập đến mức lương ở câu hỏi này và nên kết hợp với ngôn ngữ hình thể để ghi điểm thêm trong mắt người tuyển dụng.  

Bạn có mục tiêu nghề nghiệp ra sao

Nhà tuyển dụng thường sử dụng các câu hỏi để test mức độ trung thực của bạn, họ cần biết bạn sẽ có lộ trình làm việc tại doanh nghiệp thế nào, gắn bó với họ ra sao. Với những câu hỏi này, bạn nên thẳng thắn nói về mục tiêu cuối cùng trong công việc mà bạn đang hướng tới.

Ảnh: Mục tiêu hướng đến trong nghề nghiệp

Thông thái khi trả lời câu hỏi này chính là ở việc hạn chế đặt cái tôi của mình vào đây, ví dụ như “tôi đang cần…”, “tôi đang muốn…” mà hãy đưa ra những đáp án không quá xa vời với định hướng phát triển của doanh nghiệp bạn đang ứng tuyển.

Đứng trước các vấn đề rắc rối trong công việc bạn sẽ xử lý thế nào?

Trong bất cứ vị trí việc làm nào tại các doanh nghiệp khác nhau, bạn đều sẽ gặp những áp lực và rắc rối trong công việc. Vì thế, ở nhóm câu hỏi này, bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy các vấn đề bạn đã từng gặp phải và đã nỗ lực vượt qua nó ra sao.

Người phỏng vấn đang muốn biết tâm thế của bạn khi gặp vấn đề, bạn có tỏ ra tiêu cực hay sợ sệt không? Bạn có biết cách cân bằng và tìm những đồng nghiệp tin tưởng để cùng mình giải quyết hay không? Tất cả đều cho thấy kỹ năng xử lý công việc của bạn.

Bình tĩnh, khoa học và tiến lên là những gì mà người phỏng vấn thực sự muốn lắng nghe ở bạn. Hãy cho các nhà tuyển dụng thấy rằng bạn luôn biết cách để xử lý ổn thỏa công việc của mình và luôn nỗ lực cho sự cân bằng cũng như hiệu quả của công việc đó.

Mức lương mong muốn

Mức lương là vấn đề khá nhạy cảm, nhưng lại là yếu tố vô cùng quan trọng để người lao động và người sử dụng lao động thoải mái với nhau trong hợp tác. Bạn đừng nên đặt ra mức lương mong muốn cao chót vót vì có thể khiến họ nghĩ bạn quá tự mãn về năng lực của mình.

Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn nên tự ti mà đưa ra mức lương quá thấp. Một ứng viên thông minh là người biết cân nhắc mức lương sao cho nhà tuyển dụng thấy được giá trị của bạn.  Đồng thời, đừng quên trao đổi với những người phỏng vấn về các chế độ khác ngoài mức lương cứng. Vì đây chính xác là những điều nên nói rõ ràng trước khi thực hiện công việc.

Ảnh: Thật thông thái đưa ra mức lương mong muốn

Bạn có câu hỏi gì không?

Khi người phỏng vấn đặt câu hỏi này cho bạn thì chúc mừng bạn đã gần hoàn thành xong buổi phỏng vấn này rồi. Bạn nên đặt ra từ 2-3 câu hỏi cho nhà tuyển dụng để thể hiện sự cầu thị của bản thân, thể hiện rằng bạn thật sự quan tâm đến vị trí việc làm này cũng như quan tâm đến doanh nghiệp của họ.

Đừng đặt câu hỏi một cách khiên cưỡng, hay nói cách khác là đặt cho có mà hãy thực sự đưa ra những thắc mắc của bản thân mình. Điều gì bạn chưa hiểu rõ về doanh nghiệp, bạn cảm thấy chưa ổn thỏa với phần thông tin nào…Tất cả, hãy thực sự chân thành khi đặt ra câu hỏi để nhà tuyển dụng có cảm tình với bạn nhé.

Vấn đề phỏng vấn luôn là vấn đề được mọi người đặc biệt quan tâm. Mọi sự chuẩn bị trước khi đối diện với nhà tuyển dụng là vô cùng cần thiết và bạn nên đầu tư vào nó. Trên đây là những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn mà chúng tôi đúc kết được. Ít nhiều sẽ có lợi cho bạn, nên đừng bỏ qua nhé!

>> Tham khảo thêm về sự chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn

2 bình luận trong “Câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn – Có thể bạn đã biết”

  1. Pingback: Các câu hỏi “bẫy” ứng viên của nhà tuyển dụng – i-HR Blog

  2. Pingback: Điều gì giúp bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng? – i-HR Blog

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *